27/8/14

Hiệu quả bước đầu từ cây đương quy ở Bát Xát

Đương quy là một trong những loại cây dược liệu quý, dễ trồng mà hiệu quả kinh tế đem lại rất cao, tại xã Nậm Pung của huyện Bát Xát những củ đương quy đầu tiên đang bước vào mùa thu hoạch mở ra hướng đi mới cho vùng đất nghèo khó này. 

Hưởng ứng chủ trương chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp của huyện Bát Xát, gia đình anh Tẩn Phù Sài ở thôn Kin Chu Phìn 1 xã Nậm Pung đã gương mẫu đi đầu trong việc đưa 0,5 ha cây đương quy vào trồng trên đất ngô 1 vụ. Khi tham gia trồng cây đương quy, ông Sài được công ty Tân Phát Green cung cấp giống và được hướng dẫn kỹ thuật trồng và chăm sóc. Sau gần một năm chăm sóc, đến nay những củ đương quy đầu tiên đã được thu hoạch. 

12/8/14

Mặt nạ dưỡng da từ Bơ (trái Bơ)


Nhiều chuyên gia về sắc đẹp cho hay trái bơ có tác dụng làm đẹp hiệu quả, nhất là đối với làn da của phụ nữ. Tại Việt Nam, người ta chủ yếu dùng bơ cho cách loại đồ uống, chứ không thường xuyên sử dụng cho các cách chăm sóc da phong phú khác từ trái bơ như mặt nạ dưỡng da... 

Trong khi các công ty mỹ phẩm luôn tận dụng từng thành phần trong trái bơ để cho ra những sản phẩm ưa chuộng nhất, chúng ta cũng có thể tạo mặt nạ dưỡng da từ bơ một cách đơn giản tại nhà. Giới thiệu về trái bơ Bơ có nguồn gốc từ Mexico và Trung Mỹ. Trái bơ rất tốt cho việc làm đẹp và bảo vệ sức khỏe. Trái bơ có giá trị dinh dưỡng rất cao, với lượng protein và chất béo chưa bão hòa lên tới gần 15%. Về sức khỏe, bơ có tác dụng rất tốt cho tim mạch. Tác dụng làm đẹp tự nhiên của trái bơ Trong bơ chứa rất nhiều vitamin, khoáng chất, ví dụ như canxi, sắt, kali, magiê… 

Bơ Mộc Châu - HTX Nông nghiệp Dược liệu Mộc Châu Xanh

Ngoài ra, mặt nạ dưỡng da từ bơ còn giàu chất chống oxy hóa, vốn có lợi trong việc chặn lão hóa làn da, ung thư… 

4/8/14

Huyền thoại Đương Quy

Theo Trung dược, Đương Quy ngày xưa được coi là vị thuốc chính của phụ khoa hay sản khoa, chuyên trị bần huyết, đau bụng, kinh nguyệt không đều. Và cho đến bây giờ vẫn còn dùng để chuyên trị các chứng ấy. Một số lớn phụ nữ sau 40 tuổi thích dùng Đương Quy điều chỉnh huyết mạch để được thoải mái trong những ngày có kinh.

Dưới triều nhà Minh (1868) Trung Hoa có rất nhiều lối giải thích cho tên của vị thuốc này. Ngày xưa đàn ông cuới vợ mục đích chính là để sinh con nối dỏi tông đường, nên việc điều chỉnh khí huyết cho phụ nữ vẫn là một môn quan trọng hàng đầu trong y giới vì thế ý nghĩa đầu tiên của chữ Đương Quy là “ Tưởng phu” nôm na là nhớ chồng.

Trung y thường hay dùng chữ “huyết khí”. Nếu khí thể lưu chuyển trong huyết dịch không lưu thông tuần hoàn đều đặn được, thì dễ sinh ra một chứng gọi là “bệnh khí” mà danh từ Trung y đã có từ nghìn xưa. Đương Qui được coi là vị thuốc điều chỉnh cả khí lẫn huyết.

Người bệnh sau khi dùng Đương Quy, khí huyết trở về đường vận chuyển cố định của mình, tên Đương Quy còn có nghĩa là “Trở về” cũng do đó mà ra.

Nhưng dưới triều Minh, một huyền thoại về nguồn gốc tên của vị thuốc Đương Quy đã được phổ biến rộng rãi. Truyện kể rằng ngày xưa cạnh sông Bạch Long Giang, thuộc tỉnh Cam Túc, có một làng rất trù phú. Cạnh làng là núi Đại Sơn hùng vĩ thâm nghiêm vì bị rừng rậm bao quanh. Khu rừng núi này là một kho tàng dược thảo hiếm quí, nhưng cũng rất nguy hiểm vì trong rừng đầy những thú dữ và rắn độc, làm quanh năm không ai dám vào rừng săn bắn hay hái thuốc.

Một hôm trai làng họp nhau giải trí, bàn tán thiên hạ sự. Câu chuyện từ văn chương, thơ phú, đến võ nghệ, đến tướng số, phụ nữ..... dần dần xoay ra bàn về sự can đảm của đàn ông.