Ba kích là loại dây leo, sống nhiều năm, thân non màu tím, có lông, cành non có cạnh. Lá mọc đối, cứng nhọn, hình ngọn giáo thuôn dài 6-14cm, rộng 2,5-6cm, lúc non màu xanh, có lông dài ở mặt dưới, sau đó ít lông và có màu trắng mốc; lá kèm hình ống. Hoa nhỏ, màu trắng sau hơi vàng, 2-10 cánh hoa, 4 nhị, mọc thành cụm ở kẽ lá, đầu cành. Quả tròn, khi chín màu đỏ. Tránh nhầm với cây ba kích lông (M. cochinchinensis DC.) và cây mặt quỷ (M. villosa Hook.).
Mùa hoa: Tháng 5-6, mùa quả: tháng 7-10.
Phân bố: Cây mọc hoang ở vùng rừng thứ sinh, trung du và miền núi các tỉnh phía Bắc, dưới tán một số kiểu rừng nhiệt đới ẩm lá rộng thường xanh,nay trở nên thứ sinh gồm cây bụi và dây leo chằng chịt hoặc ở bờ nương rẫy. Độ cao phân bố khoảng 100m so với mặt biển. Càng lên cao cây càng thưa dần, đến độ cao khoảng 100m thì hầu như hiếm gặp. Có nhiều nhất ở cá tỉnh Quảng Ninh, Phú Thọ, Hoà Bình, Hà Giang, Lạng Sơn.
Cây và rễ, củ ba kích |
Trồng trọt: Ba kích ưa sáng, ưa ẩm và chịu bóng, mọc trên đất feralit đỏ vàng, có lượng mùn ở mức trung bình, tơi xốp và hơi chua, nhiệt độ không khí trung bình năm khoảng 21-23oC. Trồng bằng rễ, cành bánh tẻ hay gieo ươm bằng hạt. Vào khoảng tháng 3-4, khi thời tiết ấm dần, chọn những cành bánh tẻ ở cây Ba kích sống khoẻ, chặt thành từng đoạn 20-30cm, mỗi đoạn có 2-4 mắt. Có thể đem trồng ngay hoặc giâm và vườn ươm cho đến khi nảy mầm, ra rễ mới đem trồng. Chọn các ruộng cao sát chân núi hay đất nương rẫy đã phát quang, đất còn màu mỡ, luon ẩm. Cuốc sâu, để ải, làm nhỏ đất, đánh luống cao 20-30cm, rộng 40cm nếu trồng thành 1 hàng hoặc rộng hơn nếu trồng thành 2 hàng. Trên luống cuốc thành các hố sâu 15cm, cách nhau 60cm (trồng được khoảng 30.000 khóm/ha). Bón lót phân chuồng mục (10 tấn/ha), trộn đều. Không dùng phân tươi vì có thể làm thối rễ.
Mặc dù Ba kích là cây ưa sáng nhưng ở thời kỳ mới trồng, cây lại ưa bóng. Vì vậy cần làm giàn che cho từng luống, cao 0,7-1m, ở trên che bằng phên hay cỏ tranh, để lượng ánh sáng lọt qua khoảng 50%. Thời gian trồng thích hợp từ tháng 3-4. Hom giống cắt xong đem xử lý ngay, mỗi hốc 2-3 hom. Hom đặt nghiêng lấp đất chặt chỉ để hở 1-3cm. Nếu khong có giàn che, đặt xong phải phủ ngay bằng cây tế, guột hoặc rác. Thường xuyên tưới nước, giữ cho đất ẩm. Hom nảy mầm sau 10-15 ngày, tỷ lệ khoảng 60%. Ba kích sinh trưởng nhanh, chỉ sau 6-7 tháng trồng đã có thể vượt lên trên giàn che, vươn lên sống trong điều kiện chiếu sáng hoàn toàn. Lúc này cần làm giá thể cho cây. Mỗi năm chỉ cần làm cỏ và vun xới 1 lần. Vào thời kỳ hạn hán cần tưới thêm nước.
Thu hái chế biến: Ba kích trồng được 3 năm có thể thu hoạch. Năng suất dược liệu là rễ phụ thuộc vào số năm trồng. Thông thường để nhiều năm, năng suất càng cao. Thời gian thu hoạch thường vào tháng 10-11. Cũng có thể vào mùa xuân để tận dụng lấy giống trồng ngay. Dùng cuốc đào rộng xung quanh gốc, lấy toàn bộ rễ, rửa sạch đất cát. Phơi nắng liền 6-7 ngày, sau đập nhẹ làm bẹt phần thịt rễ, tránh đập mạnh làm nát rễ. Sau đó lại phơi đến khô. Cắt thành từng đoạn dài 10cm, rút bỏ lõi, đựng trong bao cói. Để nơi khô ráo, thoáng gió, cần phải xông lưu huỳnh ngay trong kho để tránh mốc mọt.
Với Ba kích thì bộ phận sử dụng là Rễ phơi hay sấy khô. Còn Rễ tươi chứa chất đường, nhựa, acid hữu cơ, vitamin C, tinh dầu, anthraglycosid, phytosterol. Nhưng trong ba kích khô không thấy có vitamin C.
Ba kích được trồng tại nông trường HTX NNDL Mộc Châu Xanh |
Công dụng: Chữa liệt dương, di tinh, phụ nữ khó có thai, kinh nguyệt chậm, bế kinh, đau lưng mỏi gối. Ba kích dược dùng chữa dương uỷ, phong thấp cước khí, gân cốt yếu mềm, lưng gối mỏi đau. Trong nhân dân, Ba kích là vị thuốc có tác dụng bổ trí não và tinh khí, chữa xuất tinh sớm, di mộng tinh, liệt dương, kinh nguyệt chậm hoặc bế kinh, phong thấp, huyết áp cao. Ngày dùng 8-16 g, dạng thuốc sắc, cao lỏng, viên chế từ cao hoặc rượu thuốc. Người ta thường đào củ cây mọc hoang về nấu với thịt gà ăn hoặc ngâm rượu uống để bồi bổ sức khoẻ. Không dùng khi rong kinh, kinh sớm. Người âm hư quá vượng đại tiện táo kết không nên dùng ba kích
Một số công dụng của Ba kích:
1. Trị liệt dương, ngũ lao, thất thương, ăn nhiều, hạ khí
2. Trị phụ nữ tử cung bị lạnh, kinh nguyệt không đều, xích bạch đới hạ
3. Trị lưng đau do phong hàn, đi đứng khó khăn
4. Trị tiểu nhiều
5. Trị bạch trọc
6. Trị bụng đau, tiểu không tự chủ
7. Trị mạch yếu, mặt trắng nhạt, buồn sầu ca khóc
8. Trị Thận bị hư hàn, lưng và gối đau, liệt dương, tiểu nhiều, không muốn ăn uống, xương khớp yếu, đứng ngồi không có sức, bàng quang bị yếu lạnh, vùng rốn và bụng đầy trướng
9. Trị thận bị hư lao, lưng và chân đau, chảy nước mắt sống, hoảng sợ, khát, ăn uống không tiêu, bụng ngực thường đầy trướng, tay chân tê đau, nôn ra nước chua, bụng dưới lạnh đau, tiểu són, táo bón
10. Trị nguyên khí bị hư thoát, mặt xạm đen, miệng khô, lưởi dính, hay mơ, hoảng sợ, chảy nước mắt sống, tai ù như ve kêu lưng nặng, đau, các khớp xương đau nhức, âm hư, ra mồ hôi trộm tay chân không có sức, tử cung bị lạnh, kinh nguyệt không đều xích bạch đới hạ
11. Trị liệt dương
12. Trị bụng ứ kết lạnh đau, lưng đau, gối mỏi, 2 chân yếu, khớp xương đau, chuột rút, thận hư, liệt dương:
13. Bổ thận, tráng dương
14. Trị sán khí do Thận hư
15. Trị liệt dương
16. Trị mộng tinh
17. Trị liệt dương, di tinh, tiết tinh do Thận dương hư
18. Trị tiểu nhiều, tiểu không tự chủ do Thận dương hư
19. Trị gân cơ sưng đau, gân cơ suy yếu, teo cơ, khớp đau mạn tính do Thận hư
20. Trị liệt dương, tảo tinh, tiết tinh, lưng đau, vô sinh (ở nữ) do Thận dương hư
21. Trị lưng đau, di tinh, hoạt tinh do Thận hư
22. Trị người lớn tuổi lưng đau, chân tê, chân yếu, chân mỏi
23. Trị phong thấp đau nhức, cước khí, phù
24. Trị huyết áp cao thời kỳ tiền mãn kinh
Các bài viết khác liên quan đến Ba Kích:
-
-
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét