Khi nói : “cây đinh lăng ngâm rượu” thì có lẽ không được chuẩn cho lắm, phải cụ thể hơn đó là rễ đinh lăng ngâm rượu, củ đinh lăng ngâm rượu thì sẽ chuẩn xác hơn. Để tìm mua được củ đinh lăng vài chục năm cho đến thời điểm hiện nay là tương đối khó khăn mà đặc tính cũng như phẩm chất rượu không khác biết là bao so với củ đinh lăng có tuổi từ 3-6 năm mà giá thành lại rẻ hơn nhiều.
Tại sao Đinh Lăng lại được gọi là nam dược hay nhân sâm của người nghèo như cụ Hải Thượng Lãn Ông đã từng phong danh ca tụng như thế?
Phân biệt 2 loại đinh lăng:
Đinh lăng có hai loại một loại lá to, một loại lá nhỏ. Ở đây mình sẽ mặc định là cây đinh lăng lá nhỏ để ngâm rượu vì đặc tính của cây đinh lăng lá nhỏ mới thực sự là cây đinh lăng được ca tụng là nhân sâm của người nghèo. Đinh lăng xuất hiện khắp nơi trên mảnh đất Việt Nam đặc biệt xuất hiện nhiều hơn ở các tỉnh có xuất xứ món gỏi cá. Trước đây, người dân thường dùng nó để làm hàng rào. Có cây thâm niên tới cả 60-70 năm.
|
Củ rễ đinh lăng |
Mô tả hình dáng bên ngoài của cây đinh lăng để ngâm rượu
Cây đinh lăng ngâm rượu hay củ đinh lăng ngâm rượu là cây nhỏ chứ không phải lá to, không gai (Không phải cây có gai như cây dùng để đéo quay chơi) thân nhẵn chiều cao thông thường từ 0,8-2 mét, lá giống như cái lông chim xẻ làm ba dài đầu nhọn mà mọi người vẫn hay dùng để ăn cùng với gỏi cá hay món nem tái quấn lá đinh lăng. Về củ đinh lăng thông thường khá lớn nếu được trồng trên mảnh đất tươi tốt.